top of page
Writer's pictureQUANG DUNG LAI

The subtle art of harnessing languages - Part 2: How cultural perspectives shapes our emotions

Tiếp tục đến với series này, bài viết hôm nay được truyền cảm hứng từ cô giáo dạy Văn của mình, đó là cô Hiền với câu nói "Phông văn hóa định hình cảm xúc của chúng ta".


Hãy bắt đầu với một số ví dụ về câu nói này trong văn hóa Việt Nam:

Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ, ruột đau chín chiều

Đây có lẽ là một câu ca dao quen thuộc miêu tả lại tâm trạng nhớ thương của người con gái lấy chồng xa. Và hình ảnh định hình cảm xúc chính là buổi chiều. Trong tiềm thức của phần lớn người đọc cũng như văn hóa Việt Nam nói chung, hình ảnh buổi chiều tà thường gợi lên một cảm giác buồn man mác khó tả. Hay hình ảnh "Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính" để thể hiện nỗi niềm nhớ quê hương của người lính.


Tiếp theo, hãy nhìn vào ví dụ về bộ phim hoạt hình Steven Universe. Màu xanh dương thường được liên hệ với nỗi buồn. Đó cũng là lí do vì sao mà Blue Diamond (Kim cương xanh), một nhân vật trong bộ phim, luôn xuất hiện với một bộ dạng ủ rũ và não nề, cùng với khả năng khiến các đá quý khác khóc theo mình.


Mỗi hình ảnh khi được đề cập tới đều có khả năng khơi gợi một phần cảm xúc nào đó trong chúng ta. Con người có xu hướng gắn liền một sự kiện với cảm xúc nhất định, giống như sợ ma khi lần đầu ngủ một mình hay niềm vui khi lần đầu đi du lịch, và từ đó liên hệ tới những sự kiện xung quanh. Một trường hợp khác đó là khi một hình ảnh đã trở thành một nét tiêu biểu trong văn hóa, ví dụ như hình ảnh cây tre, giếng nước, hay gốc đa đợi gợi lại nỗi nhớ quê hương.


Ngôn ngữ sở hữu một sức mạnh diều kỳ mà khi được sử dụng khôn khéo có thể mang lại những ấn tượng và cảm xúc khó quên cho người nghe và người đọc. Chắc hẳn ai cũng vẫn ấn tượng với câu nói đầu tiên của Bác Hồ trong Bản tuyên ngôn Độc lập tại quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945: "Tôi nói đồng bào có nghe rõ không" Một từ "đồng bào", trong ngôn ngữ tiếng Việt đã có thể mang lại một cảm giác gần gũi, đoàn kết, và lòng nồng nàn yêu nước của một vị lãnh tụ.


Đối với Gettysburgh address (Diễn văn Gettysburgh) được đọc tại nghĩa trang quốc gia Gettysburgh, Hoa Kỳ vào ngày 19/11/1863 bởi tống thống Mỹ Abraham Lincoln, cách chọn lọc từ ngữ của ông cũng đã thể hiện một cách rõ ràng sự trân trọng đối với sự hi sinh của người lính trong cuộc nội chiến Mỹ (1861-1865):


[...] We have come to dedicate a portion of that field as a final resting place for those who here gave their lives that that nation might live.

Việc sử dụng cụm "gave their lives" (hiến dâng mạng sống) thay vì "died" (chết) đã góp phần nhấn mạnh sự hi sinh của họ dành cho tổ quốc.


[...] It is for us the living, rather, to be here to the unfinished work which they who fought here have thus far so nobly advanced. It is rather for us to be here dedicated to the great task remaining before us - that from these honored dead we take increased devotion to that cause for which they here gave the last full measure of devotion - that we here highly resolve that these dead shall not have died in vain - that this nation, under God, shall have a new birth of freedom - and that government of the people, by the people, for the people, shall not perish from the earth.

Việc sử dụng cụm "the last full measure of devotion" để miêu tả sự hi sinh của những người lính càng làm tăng thêm sự trân trọng và thành kính dành cho họ. Và một cụm từ kinh điển "of the people, by the people, for the people" (của dân, do dân, vì dân) đã nhấn mạnh mục đích của chính phủ Hoa Kỳ là về người dân.


Mỗi cách dùng từ, mỗi hình ảnh trong mỗi ngôn ngữ đều có khả năng khơi gợi cảm xúc và điều đó phụ thuộc vào phông văn hóa của mỗi con người. Khả năng thấu hiểu một câu chuyện hay liên hệ với cảm xúc là một trong những khả năng đặc biệt khiến con người có thể tạo sự đồng cảm và thấu hiểu

47 views0 comments

Recent Posts

See All

Comments


bottom of page