top of page

The subtle art of harnessing languages - Part 1: The origin of "khẩy gia"

Writer's picture: QUANG DUNG LAIQUANG DUNG LAI


*Cụm "the subtle art" mình lấy từ tựa đề cuốn sách "The subtle art of not giving a f**k" vì mình thấy cụm này diễn tả một cách tinh tế và chính xác những gì mình muốn đề cập trong bài này.


Câu chuyện đầu tiên liên quan tới nguồn gốc của cái tên "khẩy gia" - tên của nhóm gia đình mình trên zalo. Có lẽ đây là điều đặc biệt làm nên gia đình mình, bởi mình có thể tự hào nói rằng khi nói đến từ "khẩy" hầu hết mọi người sẽ không hiểu, và từ này thậm chí không tồn tại trong từ điển. Nhưng miễn là khi nhóm đối tượng tiếp cận với từ ngữ này có thể áp dụng một cái nhuần nhuyễn nó, thì từ ngữ đó đã tồn tại. "Khẩy" là từ được đặt bởi em gái mình, đồng nghĩ với "kháy khỉa" hoặc "mỉa mai", qua một lần nói nhịu. Từ đó, "khẩy" là từ thường được nhắc đến nhiều trong bữa cơm gia đình, khi mọi người cùng nhau trêu đùa và nói chuyện cùng nhau.


  1. Bài học về ngôn ngữ

Điều đầu tiên mình nhận ra mỗi khi nhìn thấy cái tên "khẩy gia" chính là sự kì diệu trong cách xã hội đón nhận một từ ngữ mới. Giống như biệt ngữ xã hội hay từ ngữ chuyên ngành, từ "khẩy" có thể, và chỉ có thể được hiểu trong gia đình mình, như là một cách nói khác của "kháy khỉa". Và từ "khẩy" hoàn toàn có khả năng được nhân rộng ra nếu như mình mang nó tới lớp để các bạn trong lớp sử dụng.


Vậy thì điều gì định hình giá trị của một từ ngữ?


*Disclaimer: Tất cả những bài viết ở đây (nếu như không được trích dẫn nguồn) đều được dựa trên quan điểm cá nhân của mình. Nếu như mình có bất kì sai sót nào (không hoặc trích dẫn nguồn sai, đưa ra quan điểm dựa trên tiền đề sai, công kích một nhóm bất kì trong xã hội, hoặc truyền bá tư tưởng sai, ...), mọi người có thể liên hệ mình để mình có thể hiểu thêm và sửa đổi. Xin cảm ơn mọi người


Một từ ngữ có giá trị sử dụng khi nó có thể diễn tả chính xác mục đích hoặc sự vật, sự việc mà người nói đang đề cập. Mình từng rất thắc mắc trong một tập truyện của Doraemon, khi mà Doraemon có một chiếc súng khiến một từ ngữ có giá trị theo lời của cậu ấy. Khi Doraemon nói "con mèo" là "con chó" và để Nobita mang đi hỏi mọi người, thì khi nhìn vào "con mèo", mọi người đều gọi nó là "con chó".


Nếu bây giờ để đưa ra một định nghĩa về mèo, hầu như chúng ta sẽ không thể đưa ra một định nghĩa chính xác như trong từ điển. Tuy nhiên, việc vẽ ra hoặc miêu tả âm thanh của "con mèo" sẽ dễ hình dung và phân biệt hơn "con chó". Ngay từ đầu, nếu như chúng ta gọi loài vật kêu "meo meo" ấy là "con chó" và loài kêu "gâu gâu" là con mèo thì việc thay đổi khái niệm ấy vẫn sẽ được xã hội chấp nhận.


Chính vì thế, ngay từ đầu những gì xã hội đặt ra tiêu chuẩn với từ ngữ đã trở thành một quy chuẩn cố định. Giá trị của một từ ngữ không nằm ở nghĩa của nó mà ở mức độ phổ biến và tính chất ứng dụng trong một bối cảnh nhất định (sẽ được nói rõ hơn trong bài tiếp theo). Tuy nhiên, cùng lúc đó, giá trị của từ ngữ cũng không nên được nhận định là một giá trị bất biến mà thay vào đó, là một giá trị thay đổi theo thời gian. Bởi lẽ, sự hình thành và phát triển của xã hội sẽ mang tới những quan niệm và khái niệm mới, thay đổi cách sử dụng của một từ ngữ. Ví dụ như cặp từ "cậu - mợ" trước đây được sử dụng giữa các cặp vợ chồng giờ đã trở nên lỗi thời và thậm chí không phù hợp.


Vậy thì quay lại giá trị của từ "khẩy". Trong bối cảnh gia đình mình, mình cảm thấy từ "khẩy" mang lại một nét độc đáo trong cách các thành viên ứng xử với nhau. Bởi lẽ khi một từ ngữ đã được đưa vào sử dụng, tất yếu nó phải mang lại một giá trị nhất định phù hợp với mức độ phổ cập của nó. Trong gia đình mình, mọi người hay nói đùa một cách bóng gió và mình nghĩ bằng một cách nào đó, cách nói chuyện ấy giúp mình trưởng thành hơn trong suy nghĩ và phát triển tư duy ngôn ngữ.


19 views0 comments

Recent Posts

See All

コメント


bottom of page